Tin tức

Bệnh lý Glocom

Glocom là một số chứng bệnh của thần kinh thị giác gây ra khi tế bào trong võng mạc bị tiêu huỷ theo chiều hướng đặc biệt.

Hiện tượng tăng nhãn áp là nguy cơ tạo bệnh glôcôm, tuy nhiên chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ chính.  Nếu không chữa trị, bệnh glôcôm sẽ dẫn đến tình trạng mù hay lòa vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây bệnh Glocom 

Nguyên nhân gây bệnh Glocom  là do chất thủy dịch bị tích tụ lại trong mắt. Thuỷ dịch do thể mi tiết ra, vào hậu phòng, qua lỗ đồng tử ra tiền phòng. Thuỷ dịch đ­ược dẫn l­ưu khỏi tiền phòng ở góc mống mắt – giác mạc qua vùng bè (Trabeculum) vào ống Schlemm, vào tĩnh mạch n­ước, tĩnh mạch th­ượng củng mạc rồi hoà vào hệ thống tĩnh mạch chung. Bởi đường dẫn lưu chính của thủy dịch này bị chặn lại, làm áp suất trong mắt tăng cao, lâu dài gây tổn hại dây thần kinh thị giác – bộ phận có nhiệm vụ dẫn truyền hình ảnh nhận được từ võng mạc lên não bộ, từ đó làm giảm hoặc mất thị lực hoàn toàn. Một số yếu tố nguy cơ có thể liên quan đến việc phát sinh bệnh:

– Tuổi cao.

– Cận thị.

– Gia đình có người mắc glocom.

– Người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, suy giáp, chấn thương, tổn thương giác mạc…

– Sử dụng thường xuyên một số loại thuốc như histamin, corticoid…

Triệu chứng của bệnh Glocom.

Triệu chứng chủ quan:

Xuất hiện đột ngột, kết hợp:

– Nhức mắt; Quanh hố mắt, đôi khi có cả đau dây thần kinh sinh ba thứ phát.

– Giảm thị lực: Nhanh và nhiều, có tr­ường hợp sau cơn cấp, thị lực của ng­ười bệnh bị mất hoàn toàn.

– Nhìn thấy quầng nhiều màu sắc quanh nguồn sáng.

– Những dấu hiệu toàn thân: Đau bụng, nôn, buồn nôn, ỉa chảy, vã mồ hôi…. Vì thế có những tr­ường hợp bị lầm t­ưởng là cảm sốt, bệnh nhân tự uống thuốc, khi đến viện thì đã bị mù.

Triệu chứng khách quan:

(Đồng tử giãn)

– Mi phù nề.

– Mắt đỏ, kết mạc cư­ơng tụ rìa.

– Giác mạc mờ (do tổn thư­ơng tế bào nội mô).

– Đồng tử giãn méo, mất phản xạ.

– Nhãn áp cao: Sờ nắn bằng hai ngón tay thấy một mắt rắn nh­ư viên bi, đo bằng nhãn áp kế Maclakov th­ường cao trên 40mmHg.

– Chẩn đoán xác định căn cứ vào soi góc tiền phòng, nếu soi đư­ợc sẽ thấy góc đóng toàn bộ chu vi, có thể có những chỗ dính góc.

Hiện tượng đáy mắt bạc màu của người bệnh glocom

– Đáy mắt th­ường khó soi do giác mạc phù, trư­ờng hợp soi đư­ợc có thể thấy động mạch trung tâm võng mạc đập, gai thị cư­ơng tụ. Nếu không đ­ược điều trị, gai thị sẽ bạc màu hoặc lõm teo gai.

Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng thường ít và khó phát hiện. Theo thời gian bệnh có thể tiến triển nặng lên gây suy giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí mù lòa.

Điều trị Glocom theo từng giai đoạn 

Mục đích của điều trị bệnh glocom là duy trì chỉ số áp suất an toàn, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tổn thương thần kinh thị giác và hạn chế mù lòa. Việc điều trị cần tiến hành sớm, ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh để tránh những rủi ro đáng tiếc. Dựa vào mức độ bệnh, sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau.

Điều trị nội khoa bằng thuốc với tăng nhãn áp nhẹ và vừa

Các thuốc thường được sử dụng bao gồm:

– Thuốc chẹn beta giao cảm (Tiimoptic, Betoptiic): là lựa chọn hàng đầu trong điều trị tăng nhãn áp.

– Thuốc có tác dụng tương tự Prostagladin (Xaalatan, Reescula): lựa chọn thay thế khi thuốc chẹn beta không có tác dụng.

– Các thuốc ít sử dụng hơn bao gồm: Thuốc ức chế carbonic anhydrase (Trusoopt, Azoopt), Miotics…

Ngoài tác dụng làm giảm áp lực, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khá nặng nề làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể như: khó thở, nhịp tim chậm, mệt mỏi, chóng mặt,…, do đó chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần cẩn trọng khi dùng, bởi những loại thuốc này đều có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và bài tiết qua sữa mẹ nên có thể gây độc cho thai nhi.

Điều trị bằng phẫu thuật

Áp dụng trong một số trường hợp cấp tính hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào lại phụ thuộc vào dạng bệnh, mức độ nghiêm trọng và sức khỏe của bản thân.

– Điều trị bằng tia laser trabeculoplasty: được ưu tiên lựa chọn trong trường hợp bị tăng nhãn áp cấp tính. Bác sĩ sẽ sử dụng năng lượng cao tần của ánh sáng chiếu vào vùng bè để mở rộng các kênh thoát thủy dịch từ đó giúp hạ nhãn áp.

– Phẫu thuật thông thường (cắt bè củng giác mạc): khi phẫu thuật laser không thành công hoặc sau phẫu thuật nhãn áp bị tăng trở lại, glocom góc đóng thì phương pháp phẫu thuật này sẽ giúp tạo ra một lỗ thoát nước nhân tạo nhằm đưa thủy dịch chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

– Phẫu thuật trabeculectomy: sử dụng dụng cụ phẫu thuật để mở rộng kênh thoát thủy dịch được áp dụng trên toàn thế giới nhờ độ an toàn cao, ít biến chứng sau phẫu thuật và có thể điều trị được tất cả các dạng bệnh glocom.

Phòng ngừa bệnh Glocom như thế nào 

Nếu bạn tập luyện và tuân thủ theo những hướng dẫn sau, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa không chỉ bệnh Glocom mà còn là rất nhiều các bệnh khác liên quan đến mắt:

– Trong bữa ăn hàng ngày nên bổ sung thêm các chất chống oxy hóa tư các loại rau củ quả như vitamin C, E, A và hợp chất carotenoids (lutein, zeaxanthin…)

– Không dùng quá nhiều các đồ uống chứa chất kích thích như: cà phê, trà đặc, socola….

– Nên uống đủ nước nhưng nên chia thành nhiều lần uống trong ngày.

– Tập luyện thể dục: đi bộ, chạy bộ, yoga… thường xuyên giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu, giúp giảm 20% nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp.

– Đeo kính bảo vệ mắt khi tiếp xúc ánh sáng mạnh như: ánh nắng mặt trời, ánh sáng từ lò nung, thiết bị hàn, máy tính, điện thoại…